Nhìn về Châu Á
Thứ Sáu, 18 tháng 5 2012
Mỹ nối kết nhân quyền với việc tăng cường
quan hệ quân sự Việt-Mỹ
Các giới chức Hoa Kỳ mới đây lại một lần nữa chỉ trích Việt Nam chà đạp nhân quyền và công khai bày tỏ quyết định nối kết việc cải thiện quyền con người với việc tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói rằng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị phương hại vì những hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không bán cho Việt Nam các loại vũ khí tấn công nếu Hà Nội không chứng tỏ sự chín chắn trong lãnh vực nhân quyền. Mời quí thính giả nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu.
Hình: VOA
Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mới đây cho biết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn ở Việt Nam đã gây phương hại cho những nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ với Hà Nội, trong lúc tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ đối đầu kéo dài hơn một tháng nay giữa các tàu vũ trang của Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough.
Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.
Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua.
"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."
Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.
Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.
Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:
"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."
Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.
Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Vụ đối đầu kéo dài từ hơn một tháng nay giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và Philippines gọi là Panatag) cũng đang làm cho nhiều người lo ngại là Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ.
Về việc này, thượng nghị sĩ McCain cho biết tuy Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp nhưng Washington không thể để cho Trung Quốc “muốn làm gì thì làm”.
Ông tuyên bố như sau trong bài diễn thuyết hôm thứ hai tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế:
"Hoa Kỳ không hề có chủ trương chủ quyền trong vụ tranh chấp này. Tuy vậy, vụ tranh chấp này đụng chạm tới tâm điểm của những quyền lợi của nước Mỹ – không phải chỉ vì khối lượng thương mại 1.200 tỉ đô la đi qua Biển Đông mỗi năm, và cũng không phải chỉ vì Philippines, một nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, là một đồng minh của Mỹ, nhưng bởi vì có một điều vô cùng thiết yếu đối với một Á châu đang trỗi dậy là tránh né mặt tối của chính trị cường quyền, là nền chính trị mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Nhà lập pháp là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng hô hào cho việc hậu thuẫn các nước ASEAN.
Thượng nghị sĩ McCain nói: "Nói một cách rốt ráo thì vụ tranh chấp này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là vấn đề về những mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải hậu thuẫn cho các nước đối tác của chúng ta trong khối ASEAN, như họ yêu cầu, ngõ hầu họ có thể đạt được mục tiêu là hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình.
Một ngày trước ngày ông McCain đọc bài diễn thuyết về đề tài “Xác định quyền lợi của Hoa Kỳ ở Á châu”, một chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Mỹ đã cập cảng Subic ở Philippines.
Tin tức báo chí cho hay tàu USS North Carolina, thuộc lớp tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên được thiết kế sau chiến tranh lạnh, đã cập vào nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ để nhận thêm tiếp liệu và tiến hành công tác bảo trì từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 5.
Hôm thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết sự hiện diện của chiếc tàu ngầm Mỹ này không phải là một sự bày tỏ hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho Philippines.
Ông Edwin Lacierda nói rằng chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu cập cảng vào ngày 3 tháng tư, một tuần trước khi bùng ra vụ đối đầu ở Scarbourough, và Manila đã chấp thuận yêu cầu này vào ngày 24 tháng 4.http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/foa-us-vietnam-relation-5-18-12-152019865.html
Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.
Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua.
"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."
Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.
Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.
Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:
"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."
Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.
Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Vụ đối đầu kéo dài từ hơn một tháng nay giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và Philippines gọi là Panatag) cũng đang làm cho nhiều người lo ngại là Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ.
Về việc này, thượng nghị sĩ McCain cho biết tuy Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp nhưng Washington không thể để cho Trung Quốc “muốn làm gì thì làm”.
Ông tuyên bố như sau trong bài diễn thuyết hôm thứ hai tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế:
"Hoa Kỳ không hề có chủ trương chủ quyền trong vụ tranh chấp này. Tuy vậy, vụ tranh chấp này đụng chạm tới tâm điểm của những quyền lợi của nước Mỹ – không phải chỉ vì khối lượng thương mại 1.200 tỉ đô la đi qua Biển Đông mỗi năm, và cũng không phải chỉ vì Philippines, một nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, là một đồng minh của Mỹ, nhưng bởi vì có một điều vô cùng thiết yếu đối với một Á châu đang trỗi dậy là tránh né mặt tối của chính trị cường quyền, là nền chính trị mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Nhà lập pháp là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng hô hào cho việc hậu thuẫn các nước ASEAN.
Thượng nghị sĩ McCain nói: "Nói một cách rốt ráo thì vụ tranh chấp này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là vấn đề về những mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải hậu thuẫn cho các nước đối tác của chúng ta trong khối ASEAN, như họ yêu cầu, ngõ hầu họ có thể đạt được mục tiêu là hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình.
Một ngày trước ngày ông McCain đọc bài diễn thuyết về đề tài “Xác định quyền lợi của Hoa Kỳ ở Á châu”, một chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Mỹ đã cập cảng Subic ở Philippines.
Tin tức báo chí cho hay tàu USS North Carolina, thuộc lớp tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên được thiết kế sau chiến tranh lạnh, đã cập vào nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ để nhận thêm tiếp liệu và tiến hành công tác bảo trì từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 5.
Hôm thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết sự hiện diện của chiếc tàu ngầm Mỹ này không phải là một sự bày tỏ hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho Philippines.
Ông Edwin Lacierda nói rằng chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu cập cảng vào ngày 3 tháng tư, một tuần trước khi bùng ra vụ đối đầu ở Scarbourough, và Manila đã chấp thuận yêu cầu này vào ngày 24 tháng 4.http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/foa-us-vietnam-relation-5-18-12-152019865.html
Điều trần về Việt Nam tại
Uỷ hội nhân quyền Hạ viện Mỹ
Việt-Long, RFA
2012-05-15
Sáng thứ ba 15 tháng 5 tại toà nhà Cannon của Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ đã diễn ra buổi điều trần do Uỷ hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện tổ chức, với mục đích để Uỷ hội tham khảo ý kiến bộ ngoại giao Hoa Kỳ và một số nhân vật người gốc Việt hoạt động cho tự do nhân quyền ở Việt Nam.
Dân biểu Frank R.Wolf, đồng chủ tịch TLHRC
Sau đó Uỷ hội sẽ có những đề nghị đệ nạp Hạ viện và Thượng Viện Liên bang để có biện pháp bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo cho người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hành pháp có hành động về vấn đề này.
Chủ toạ buổi điều trần, cũng là đồng chủ tịch Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ, dân biểu Frank Wolf, tuyên bố rằng những quyền lợi chung về an ninh và kinh tế đã khiến Hoa Kỳ và Việt Nam củng cố nền bang giao trên nhiều lãnh vực, nhưng cùng lúc, chính quyền Việt Nam càng gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền ở trong nước.
Hà Nội dùng những luật lệ mơ hồ đề đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và tôn giáo, đàn áp những luật gia bênh vực nhân quyền và những nhà báo công dân.
Uỷ hội mở cuộc điều trần hôm nay nhằm thu thập ý kiến từ nhữngviên chức, tổ chức có liên quan đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, tự do phát biểu ở Việt Nam, để trình bày với Quốc hội và tìm biện pháp sau này.
đại sứ có làm được không.
Ông Posner trả lời sẽ nói chuyện với đại sứ David Shear và toà đại sứ sẽ làm được việc đó.Việt kiều bị gán tội khủng bố
Phần điều trần tiếp theo là của bà Nguyễn Mai Hương,vợ tiến sĩ Nguyễn quốc Quân, người vừa bị bắt giam hôm 17 tháng tư khi trở về Việt Nam.Bà cho biết ông Quân nói với bà là phải về Việt Nam để tìm hiểu và chia sẻ hoàn cảnh của những người bị giam nhốt vì thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, nhưng đã bị bắt ngay khi xuống phi trường.
Ông gọi cho bà lần cuối là từ phi trường ngày hôm ấy, sau đó ông bị giam nhốt, bị gán tội khủng bố. Laptop của ông bị nói là chứa tài liệu phản động, nhưng thực ra trong đó chỉ là những bài vở giảng dạy của ông về vấn đề lãnh đạo.
Bà cho biết toà lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã giúp đỡ rất tích cực trong việc tiếp xúc với ông Quân, nhưng khi bà gởi nhờ đưa quần áo cho ông thay đổi thì nhân viên toà lãnh sự được trả lời là phải chờ kỳ thăm hàng tháng sắp tới vào cuối tháng 5 này.
Dân biểu Frank Wolf hỏi bà Mai Hương có ai ở bộ ngoại giao tiếp xúc với bà ở Mỹ không, bà trả lời không. Dân biểu Wolf quay sang hỏi Phụ tá Ngoại trưởng Posner, ông Posner nói bộ ngoại giao sẽ tiếp xúc với bà Mai Hương ngay chiều nay.
Bà Mai Hương thình cầu hành pháp và lập pháp Mỹ cũng can thiệp cho những trường hợp như của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, luât gia Cù Huy Hà Vũ, cùng những trường hợp tương tự.
Đàn áp bằng bạo lực
Nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo Võ Văn Ái, người sáng lập và là Giám đốc cơ sở Quê Mẹ, tổ chức hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam, trình bày trước Uỷ hội về tình trạng đàn áp nhân quyền, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo tại Việt Nam.Ông nói GHPGVNTN bị cấm đoán tuyệt đối, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị quản chế ngặt nghèo vô thời hạn dù Ngài chỉ hoạt động ôn hoà cho quyền tự do tôn giáo.
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa vào trại giam trở lại. 177 tù nhân chính trị đang bị tù tội, Việt Nam luôn luôn nói với quốc tế là không có tù chính trị, nhưng tại trại tù Xuân Lộc tù nhân chính trị mặc áo tù có hai chữ C.T., tức là chính trị, để phân biệt với thường phạm.
Nhiều người hoạt động chính trị ôn hoà bị án nặng nề, trong đó phải kể tới doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức , luật sư Cù Huy Hà Vũ, các blogger của Công giáo bị ghép tội lật đổ, 16 tín đồ Hoà Hảo, các ông Đỗ Văn Thái, Nguyễn Hữu Cầu, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết 500 lá thư nói là ông vô tội, nhưng không hề có trả lời, hiện đang rất suy yếu, mắt đã gần mù. Tù nhân ở Việt Nam phải bỏ tiền túi mua thực phẩm cho đủ sống.
Ông Võ Văn Ái cũng đề cập tới những vụ cưỡng chế đất đai, đuổi nhà đuổi đất ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản.
Chính quyền đã sử dụng bạo lực tối đa. Việt Nam dùng những cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ để che đạy hay tìm thêm thời gian cho việc đàn áp nhân quyền. Ông đề nghị Quốc hội Mỹ đồng tình đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Tiến sĩ Robert George, Uỷ viên của Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo toàn thế giới, điều trần sau cùng. Ông mạnh mẽ lên án tình trạng xâm phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, mạnh mẽ đề nghị Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, là điều có lợi cho cả chính quyền lẫn người dân Việt Nam.
Ông nói khi Việt Nam ở danh sách này từ năm 2004 đến 2006, Việt Nam đã tỏ ra tiến bộ nhiều về tự do tôn giáo, nhưng vừa ra khỏi danh sách là lại vi phạm tiếp tục.
Dân biểu Frank Wolf hỏi LS Đỗ Phủ hiện có bao nhiêu người Việt ở Hoa Kỳ. Được trả lời là 2 triệu người, dân biểu Wolf hỏi liệu có quy tụ đủ 2 triệu chữ ký, 2 triệu cú điện thoại cho nghị sĩ, dân biểu Quốc hội để yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC hay không, LS Đỗ Phủ nói có thể được, và sẽ cố gắng thực hiện.
Quan điểm của USCIRF
Sau buổi điều trần, chúng tôi phỏng vấn tiến sĩ Scott Flipse,Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới.Mời quý vị nghe trong phần âm thanh, và đón xem toàn bộ phóng sự truyền hình rút gọn buổi điều trần về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Uỷ ban nhân quyền hạ viện Hoa Kỳ.
TS Scott Flipse, Uỷ viên USCIRS- Ảnh RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/house-hearing-05152012182255.html
Ảnh RFA
Ông Surya Subedi phát biểu điều này trong buổi họp báo ở Phnom Penh, sau một tuần làm việc với người dân ở một số tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa và cộng đồng người dân sống ở thủ đô Phnom Penh đang chịu ảnh hưởng bởi việc cấp đất tôBáo cáo viên LHQ: Cấp đất, nhượng tô xâm phạm nhân quyền
Quốc Việt, thông tín viên RFA
Báo cáo viên đặc biệt về nhần quyền của LHQ bày tỏ sự lo ngại về tình trạng thiếu tiến bộ trong quyền sở hữu đất đai và tự do phát biểu ý kiến.
Ảnh RFA
Biểu tình chống phá rừng- Ảnh RFA
Việc cấp đất tô nhượng của chính phủ, bị chính quyền dùng bạo lực cưỡng chế,
Ông nói rằng mục đích chính của chuyến thăm này là để giám sát và giải quyết các vấn đề vi phạm nhân quyền tại xứ chùa Tháp, như quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, các hoạt động bảo vệ nhân quyền, đồng thời đánh giá việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử phường– xã sắp tới. Báo cáo này sẽ được ông gửi lên Hội đồng Nhân quyền của LHQ để xem xét, tại cuộc họp diễn ra trong tháng 9 năm 2012.
Ông nhấn mạnh trong buổi họp báo việc cấp đất và quản lý đất vẫn là vấn đề phức tạp khiến người dân phẫn nộ. Chính phủ và công ty tư nhân phải tôn trọng nhân quyền và chịu trách nhiệm về sự thiệt thòi do kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chính quyền đã khắt khe, đe dọa, thậm chí còn dùng bạo lực cưỡng chế đất dân.
Ông Surya Subedi phát biểu:
“Về nguyên tắc, sang nhượng đất đai không nên ảnh hưởng tới đất cá nhân, đất cộng đồng hoặc tài sản của cộng đồng. Chính phủ cho biết chính phủ được áp dụng một chính sách da beo (leopard skin) nhằm mục đích để cho phép các cộng đồng sống phụ bên cạnh các ưu đãi, nhưng cộng đồng thông báo cho tôi rằng chính sách này không hiệu quả, hoặc không áp dụng trong một số trường hợp. Tôi kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo một giải pháp khả thi, minh bạch và cùng tồn tại. Nếu người hưởng được đất tìm kiếm để có đất và tài sản cá nhân, chính phủ phải khắc phục và bồi thường thích hợp cho cộng đồng.”
Ông Subedi còn cho biết ông đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền làm việc liên quan vấn đề cấp đất cho tư nhân. Phần lớn họ cho biết gặp nhiều rắc rối trong quá trình làm việc của mình. Cái chết của nhà hoạt động bảo vệ môi trường Chut Wuthy và người lính In Ratana là một điển hình.
Ông kêu gọi chính phủ cùng Ủy ban chuẩn bị bầu cử và các bên liên quan tôn trọng nhân quyền, cam kết tổ chức bầu cử dân chủ và tự do vào ngày 3/6 tới.
Báo cáo viên LHQ họp báo -Ảnh RFA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét