QUÊ CHOA * CHỐNG THAM NHŨNG*

Chống ai, ai chống bây giờ chống ai?

Mai Phương
 
Qua công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2011.Một kết quả nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ta thấy tham nhũng đều có địa điển ở chữ “công quyền” và xuất phát điểm với từ “chạy chức, chạy quyền”?
Với bản công bố này nhận thấy “có một thực trạng đáng buồn và báo động là mỗi người dân nhìn thấy nạn tham nhũng nó đi vào từng khe, kẽ nhỏ nhất của cuộc sống và người dân buộc chấp nhận như một thứ bệnh dịch và họ trở nên mẫn cảm với hiện tượng này?
 Qua tỷ lệ khảo sát và thu thập ý kiến người dân tại các tỉnh thành cho thấy, nạn tham nhũng đã và đang trở thành phổ biến ở tất cả các địa phương. Rõ ràng đây là vấn đề xã hội.
 Đảo mắt nhìn quanh ta có thể liệt kê vô số hành vi tham nhũng, từ việc bôi trơn trong mọi quan hệ công việc, khám bệnh, thủ tục hành chính, giấy tờ, học hành của con trẻ đều có phong bì lót tay để mua chỗ mua bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, phiếu bầu; chạy chức, chạy quyền và nhiều kiểu “chạy” khác để có dự án, có kinh phí, chỗ làm, hạ tuổi, được giữ ghế, chạy án …. chạy tội và cả chuyện chạy được mang danh hộ nghèo “chạy nghèo”!…Tất cả là cuộc thi “chạy” để nạn tham nhũng cứ hoành hành.
 Có lẽ nó phát triển rất thiên nhiên theo quy luật thị trường có cầu thì ắt có cung và ngược lại vì trong cuộc sống ai mà không có nhu cầu gì ? vì vậy để đạt được nhu cầu ấy người ta đều phải bôi trơn cả. Bôi trơn, phong bì lót tay đã trở thành thói quen, tập quán mọi việc cần có thứ “bôi trơn” vì nếu không bôi trơn sẽ trở thành “kém cỏi ” hoặc là sẽ ít nhiều gặp khó khăn vì thế họ cứ cam chịu mọi chi phí bôi trơn vô điều kiện! Do đâu? Vì sao để dẫn đến tình trạng này có thể nói là do cơ chế và chính sách hay không? Chúng ta không hoàn toàn khẳng định là không phải?
 Nhưng cũng không thể phủ nhận điều này vì hiện nay với cơ chế, chính sách quản lý nhà nước như thế này là ta không đạt được mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội văn minh hiện đại mà điều cần thiết nhất của một chế độ xã hội ổn định và phát triển là phải có một tổ chức, bộ máy công quyền vững mạnh, trong sạch, như Bác nói phải (chí công vô tư) do vậy để đẩy lùi nạn tham nhũng trước hết hãy làm tốt khâu “tổ chức cán bộ từ Trung Ương đến địa phương (từ cán bộ cấp cao đến cấp cơ sở) phải tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và chuyên nghiệp do vây trước tiên cần nghiêm trị tệ “đút lót để mua chức”. Chạy chức, chạy quyền? vì nạn tham nhũng có từ hai chữ “quyền và tiền “ nếu có tiền để mua được quyền thì ắt có quyền sẽ kiếm được tiền …? Còn ngược lại thì sẽ không có gì ?
 Vì tính chất tinh vi của vấn nạn tham nhũng ,hiện nay nó đã nan tỏa sang cả khái niệm kinh doanh thuần túy như “kinh doanh bây giờ không phải là có tiền và có năng lực, kinh nghiệm mà có thành công mà phải có “quan hệ“ hay nói cách khác là phải có“quyền” gián tiếp hay trực tiếp đều có thành công thế là người làm kinh tế bây giờ họ không lo làm thực ,nghiêm túc và kinh doanh theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh mà họ cứ sử dụng biện pháp hiệu quả là trò “chạy“ ví như chạy dự án, chạy thầu, chạy nguồn vốn,…. Hơn thế nữa nếu khi làm hư hại ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế thì họ lại chạy án …. có lẽ là xuất phát điểm đều bắt đầu từ hai chữ: chạy quyền” … rồi đến “kiếm tiền“…chạy tiền, chạy án … thế là nạn tham nhũng bủa vây thành chu trình khép kín từ A- Z chỗ nào cũng chạy nơi nào cũng chạy và nơi nào. vị trí nào cũng tham rồi vị trí nào cũng sai lầm và khuyết điểm nhẹ thì khiển trách nặng thì tù tội …. như vậy xã hội làm gì còn kỷ cương.
 Có thể nghĩ rằng thực tại nếu có kẻ “chạy” được một vị trí cao, thì chắc chắn ở bên dưới sẽ hình thành ngay những đường dây “noi gương” và lây lan rất nhanh như một thứ bệnh dịch. Và kẻ mua chức nhỏ đút lót cho kẻ mua chức to, kẻ trước kia đi đút lót nay trở thành người ban phát khi có quyền .và một cơ chế kín được hình thành một cách rất tự nhiên. Đấy là một sự ràng buộc ngầm theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả, rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện cũng không dễ gì xử lý được. Tệ nạn “đút lót để mua chức” sẽ làm băng hoại bộ máy công quyền và làm phát sinh nhiều tệ nạn đút lót khác.
 Vì điều đầu tiên gây nên bệnh mua chức là do chính nền hành chính với nhiều cơ chế thiếu minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền,trách nhiệm tập thể và lợi ích cá nhân không rõ ràng, công chức thiếu phẩmchất… là một trong nhiều nguyên nhân, nếu không nói là chủ yếu, đưa đến nạn nhũng nhiễu, “làm khó để ló ra tiền”.
 Mặc dù ta cho ra đời luật Phòng chống tham nhũng nêu rõ điều 28 là “công khai minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân”. Khi tham nhũng đã lây lan thành tham nhũng ở mọi khâu, trên diện rộng, Khi ấy người lương thiện mới đều đồng lòng chống. Mà sẽ chống ai? Ai chống khi môi trường gây tham nhũng lại là điều hành chống tham nhũng (vì vậy ta chống ta ) thì làm sao chống được “vì vô hình chung cơ chế chính sách đã tạo dựng cho chính chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù lớn nhất của chúng ta như lời Phật dạy “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình“ nếu ta thắng được chính ta thì mới thắng tất cả như vậy luật “Phòng và chống tham nhũng của chúng ta “ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng củac ơ chế chính sách và tổ chức hành chính là giao cho ta chống lại ta khó quá làm sao làm được vì hệ thống tổ chức cán bộ có phải một cái ta đâu ? Nhưng nếu lựa chọn cái chống đầu tiên là chống chạy chức, chạy quyền thì có thể giảm nhiều gánh nặng cho các loại chống tiếp theo? Tuy nhiên làm thế nào để “không thể” tham nhũng lại là một bài toán khó.
 Xuất phát từ vấn đề “quyền và tiền“ do vậy địa chỉ của tham nhũng, không đâu khác là ở các cơ quan công quyền, ở các quan chức từ lớn đến nhỏ, bất kể ai nếu không ngay ngắn đều có thể trở thành kẻ tham nhũng. Một anh bảo vệ cơ quan, cấp bậc thấp nhất trong thang bậc hành chính, cũng có thể làm khó để vòi vĩnh những ai có nhu cầu vào cửa công quyền. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ bắt người đi làm giấy tờ phải đi lại nhiều lần, bổ sung hết giấy này đến giấy khác và không hẹn bao giờ xong việc, cố tình để dân chờ đợi dài cổ cho đến khi… chìa ra phong bì. Người trực tiếp giải quyết công việc có thể cò kè ngã giá xin-cho ngay tại bàn làm việc hay qua trung gian “cò”…
 Tiếp theo là phải có luật lệ thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng; phải tạo cho được sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Và đặc biệt là cần xóa bỏ độc quyền ở một số ngành. Điều quan trọng nữa là phải triệt để xóa bỏ bao cấp. Còn quá nhiều ngành được bao cấp hoặc mang tiếng là xóa bao cấp nhưng chỉ xóa… nửa vời. Chính cái nửa vời mập mờ này đã tạo ra kẽ hở cho các “cò” lợi dụng. Do đó cần chuyển quan niệm về chính quyền từ cai trị sang phục vụ.
 Thứ tiếp theo là cần nâng cao đạo đức công chức. Đây không phải là giải pháp mà là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Khôngnên đổ lỗi cho cơ chế tiền lương mà quên đi trách nhiệm của mình.
 Điều cần thiết không thể thiếu đó là quản lý xã hội phải bằng luật pháp mà phải có một hệ thống pháp luật nghiêm minh, chế tài cương quyết, mạnh mẽ để công chức không thể, không muốn và không dám tham nhũng.Trên thực tế có luật nhưng là chưa nghiêm, thiếu nhưng thái độ cương quyết. Thậm chí còn nhiều kẻ hở để thanh trừng nhau, với thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt “cửa đút lót để mua chức” dù ở bất kỳ cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng và lòng trung thành với chế độ. Có lẽ chỉ cần như vậy là đủ. Vì nếu khi người ta có quyền bằng chính năng lực, đạo đức và lương tâm cũng như tin nhiệm của dân thì chắc chắn sẽ làm việc hết lòng vì dân và cũng được hưởng cái quyền là người dân tin yêu và trông đợi! Khi xã hội còn có thể mua được “chức, quyền” bằng tiền thì sẽ còn nạn tham nhũng tràn nan! và còn phải để ngỏ câu “chống tham nhũng” là chống ai?, ai chống?… dài dài ….
………..
MAI PHƯƠNG
QUÊ CHOA


0 nhận xét:

Đăng nhận xét