Mối thù Ôn-Bạc, phe Đoàn và phe thái tử ?
Phạm Đức Đồng Hùng(Fwd: Apr 8, '12 9:46 PM)
Chiếc Ferrari màu đỏ đổ xịch trước cửa tư gia Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trong một buổi tối đầu năm nay và con trai của một trong những lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc bước ra trong bộ cánh dạ tiệc lịch lãm. Bạc Qua Qua (Bo Guagua), 23 tuổi, hẹn ăn tối với con gái của John Huntsman, đại sứ Mỹ lúc đó.
Nhưng chiếc xe mới là điều đáng chú ý. Cha của người lái là Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nhân vật trọng tâm của một chiến dịch đầy tranh cãi với mục tiêu khôi phục tinh thần Mao Trạch Đông qua việc quảng bá những bài hát cách mạng cũ, hay còn gọi làÕ “nhạc đỏ”.
Ông ta còn ra lệnh học sinh và cán bộ phải đi lao động tại các nông trường để bắt mối liên lạc với nông thôn.
Trong khi đó thì con trai ông ta chạy chiếc xe trị giá hàng trăm ngàn đô la có màu đỏ như màu cờ của một nước mà lợi tức trung bình của mỗi gia đình vào năm ngoái làÕ khoảng 3,300 Mỹ kim.
Đó là đoạn nhập đề của bài viết “Children of the Revolution” (Những đứa con cách mạng) của Jeremy Page trên tờ The Wall Street Journal ngày 26.11.2011; sau được tờ The Weekend Australian đăng lại trong số ra ngày 3.12.2011 với nhan đề, “The mass look astance as China’s partying princelings put on a show”. (Công chúng đang ngờ vực khi những thái tử đảng được đưa ra trình diễn).
Điều đáng nói làÕcả hai nhân vật nêu trên đều là “thái tử đảng”.
Bạc Hy Lai làÕ con trai của Bạc Nhất Ba (Bo Yibo - 1908-2007), bộ trưởng tài chính đầu tiên của Trung Cộng, một nhân vật bảo thủ từng chủ xướng hai cuộc thanh trừng nhắm vào Hồ Diệu Bang vàÕ Triệu Tử Dương.
Với xuất thân này, “thái tử Bạc Hy Lai” lên như diều gặp gió, trở thành ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh vàÕmột tương lai sáng lạn hơn khi có tin ông ta sẽ lên cao nữa trong đại hội tới.Còn “Thái tử Bạc Qua Qua” thì đã tốt nghiệp Oxford tại Anh vàÕ đang theo học hậu đại học tại Kennedy School of Government thuộc Đại Học Harvard. Với lý lịch và học lực như thế, một tương lai sáng lạn đang chờ đợi cậu ta.
Tuy nhiên tháng Ba vừa qua Bạc Hy Lai đã bị cách chức khiến thế giới tốn khá nhiều giấy mực để bàn về những âm mưu đấu đá khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị khai mạc đại hội đảng thứ 18 vào ngày 18.10.2012.
Trong đại hội này thì Hồ Cẩm Đào sẽ chính thức nghỉ hưu và truyền chức bí thư, chủ tịch nước kiêm chủ tịch quân ủy trung ương cho Tập Cận Bình. Nhưng đây chỉ làbề nổi của tảng băng chìm. Bởi quyền lực của đảng không tóm thu hết vào tổng bí thư màÕ làÕ Bộ Chính trị (BCT) với 25 ủy viên. Nhưng thành phần quan trọng nhất lại làÕ Thường trực BCT (TTBCT) với 9 ủy viên: đây sẽ làÕ những tiếng nói tối hậu cho đường hướng của Trung Quốc trong 5 năm tới.
Trong đại hội 18 sẽ có 7 số trong 9 ủy viên TT BCT hiện tại về hưu nên hiện tại những trận đấu đá căng thẳng đang diễn ra giữa các phe phái để đưa người của mình vào. Chính việc cách chức nhân vật bảo thủ Bạc Hy Lai, người mà trước đây ai cũng tin chắc làÕ sẽ nắm 1 trong 7 cái ghế trống nói trên, đã khiến thế giới bàn tán ồn ào với nhiều giả thuyết và bằng chứng.Thứ nhất, đây vừa là một đòn thù cá nhân của Ôn Gia Bảo với dòng họ Bạc. Khi ra tay trả thù, họ Ôn có sự hậu thuẫn của cả Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Chính Bạc Nhất Ba đã cổ xuý các cuộc thanh trừng Hồ Diệu Bang vàÕ Triệu Tử Dương, làÕhai ông thầy đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo. Và họ Bạc cũng đã đòi phải kỷ luật Ôn Gia Bảo trong vụ thanh trừng Triệu Tử Dương nhưng họ Ôn thoát nạn. Bạc Nhất Ba đã chết năm 2007 và nay đứa con Bạc Hy Lai phải lãnh “quả báo” từ họ Ôn!Thứ hai, đây là ngón đòn của phe cải tổ đối với phe bảo thủ mệnh danh “Tân Tả” (New Left), trong đó Bạc Hy Lai được xem là một thủ lĩnh đầy cá tính.
Thứ ba, đây còn làtrận đấu giữa phe “Đoàn thanh niên” với phe “thái tử đảng”. Phe Đoàn lànhững lãnh tụ tiến thân bằng sức mình, từ sinh hoạt ở đoàn thanh niên rồi vào đảng, “phấn đấu” để đi lên như Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, khác với giới lãnh đạo nhờ ” thụ thai” như Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai sinh năm 1949 đúng ngày khai sinh của Trung Cộng và hưởng mọi ưu đãi của một “thái tử đảng”. Nhưng khi Cách Mạng Văn Hóa (CMVH) nổ ra vào năm 1966 thì Bạc Nhất Ba bị thanh trừng và “thái tử” bị tống vào trại lao động, còn bà mẹ thì bị Hồng vệ binh đánh chết.
Sau khi Mao chết vào năm 1976 thì Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền. Lúc này Bạc Nhất Ba được phục chức, trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch NhàÕ nước vàÕ được liệt vào nhóm “bát tiên”, “bát bất tử” hay “bát đại nguyên lão” (Eight Immortals) cùng với Đặng Tiểu Bình,Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn và Tống Nhiệm.
Theo cha, Bạc Hy Lai về học sử tại Đại học Bắc Kinh và sau khi tốt nghiệp lại theo đuổi bậc cao học báo chí tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội.
Tuy nhiên nhờ thế cha, năm 1993 thì Bạc Hy Lai không làm báo mà trở thành thị trưởng Đại Liên ở miền đông bắc Trung Quốc, một lãnh tụ “đầu gàÕ“.
Mặt khác, nhờ vào kỹ năng báo chí đã học, Bạc Hy Lai trở thành một lãnh tụ con có nét riêng, biết cách tự quảng cáo mình.
Gia đình hạnh phúc của vợ chồng Bạc Hy Lai và cậu ấm Qua Qua |
Tại đây, Bạc Hy Lai đã tạo tiếng tăm cho mình bằng năng lực cá nhân, thí dụ có thể ứng khẩu nói chuyện, phát biểu chứ không phải cầm diễn văn đọc chán ngấy như các lãnh tụ khác.
Năm 2007 Bạc Hy Lai được cử làm bí thư Trung Khánh, đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Trung Quốc.
Trùng Khánh là thành phố lớn, có dân số 31.4 triệu người, diện tích 82,300 cây số vuông và chính tại đây tiếng tăm của họ Bạc càng tăng cao theo sự lộ liễu của tham vọng cá nhân.
Bạc Hy Lai đã xây dựng một mô thức kinh tế chỉ huy song song với các sinh hoạt chính trị - xã hội kiểu “phát động phong trào” tại thành phố lớn này.
Ông ta ra lệnh các đài phát thanh và truyền hình phải sử dụng càng nhiều nhạc đỏ càng tốt. Ông ta ra lệnh học sinh và cán bộ phải đi lao động ở các nông trường như là thời CMVH.
Ông ta đầu tư rất nhiều vào những dự án phúc lợi như xây chung cư rẻ tiền cho dân nghèo và miễn hay giảm học phí cho người nghèo.
Những chính sách này đã tạo nên cái gọi là "mô hình Trùng Khánh" và được phái “Tân Ta” xem là chọn lưạ tốt nhất cho Trung Quốc.
Tuy nhiên điều naỳ làm nhiều lãnh tụ chủ trương cởi mở kinh tế e ngại. Thứ nhất là hào quang chính trị của Bạc Hy Lai. Thứ hai là chủ trương “phục hồi tinh thần Mao Trạch Đông” và kiểu “phát động phong trào” như là CMVH: nếu Bạc Hy Lai thắng thế, các đế chế kinh doanh của gia đình và dòng họ sẽ bị bóp chết.
Bạc Hy Lai cũng khét tiếng qua việc dẫn dắt chiến dịch chống mafia quyết liệt ở Trùng Khánh với hàng loạt các vụ hành quyết, bắt giữ, ép cung, xử oan.
Nhưng người đích thân thực hiện chiến dịch này là Vương Lập Quân, giám đốc công an. Nhờ công bài trừ mafia, ngoài chức giám đốc công an, Vương Lập Quân được thăng hàm “phó thị trưởng”�.
Gãy cánh
Tuy nhiên ngày 2.2.2012 Vương Lập Quân bị Bạc Hy Lai giáng chức, từ giám đốc công an chuyển sang làm giám đốc sở văn hoá, khoa học, giáo dục; một lĩnh vực mà ông ta hoàn toàn mù tịt. Mặt khác, Bạc Hy Lai đã thực hiện việc này như một lãnh chúa tối cao, không hề thông báo cho ngành dọc của Vương Lập Quân là Bộ Công an.
Không khí chính trị ở Trùng Khánh trở nên căng thẳng và ngày 6.2.2012 Vương Lập Quân chạy đến Toà lãnh sự Mỹ tại Thành Đô xin tỵ nạn. Ngay hôm sau đích thân thứ trưởng công an Tần Tấn (Qin Jin) đến tận nơi hộ tống ông ta về Bắc Kinh.
Ngày 8.2.2012 theo lệnh Bạc Hy Lai, chính quyền Trùng Khánh ra thông báo cho biết Vương Lập Quân “nghỉ phép để trị bệnh”. Chỉ một thời gian sau, ngày 15.03.2012, ĐCSTQ ra thông báo ngắn, cho biết là ông Bạc Hy Lai thôi nhiệm chức bí thư thành ủy Trùng Khánh. Thông báo cũng cho biết phó thủ tướng Trương Đức Giang sẽ đến thay thế và các thông tin bên ngoài cho hay đây là một nhân vật bảo thủ, cùng cánh với Bạc Hy Lai.
Các thông tin bên trong cho thấy Vương Lập Quân đã phanh phui các hành vi tham nhũng của gia đình họ Bạc. Ngay lập tức, Bạc Hy Lai giáng chức Vương bất kể nguyên tắc và việc này khiến Vương lo sợ cho sinh mạng của mình, do đó tức tốc lái xe bỏ trốn, chạy đến Thành Đô xin trú tại Tòa Lãnh sự Mỹ.
Tin cho biết khi chạy trốn Vương Lập Quân đã mang theo vũ khí hộ thân là hồ sơ đen về gia đình Bạc Hy Lai. Vấn đề là trong khi trú tại Toà lãnh sự Mỹ, ông ta đã cho người Mỹ sao lại hồ sơ nào hay không?
Chỉ vấn đề này thôi có thể làm tắc nghẽn đường tiến thân của Bạc Hy Lai: ĐCSTQ không thể để một nhân vật mà người Mỹ “nắm thóp” nhảy lên những vị trí quan trọng.
Mặt khác, như đã nói ở trên, “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc Hy Lai đã trở thành biểu tượng của "tả phái", với khẩu hiệu xây dựng một xã hội quân bình hơn như dưới thời Mao Trạch Đông.
Mà điều này đã chạm tới Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, là phe cải cách. Ngày 14.3.2012, chỉ một ngày trước khi có quyết định bãi chức Bạc Hy Lai, Ôn Gia Bảo đã đọc diễn văn bế mạc phiên họp quốc hội, cảnh cáo về việc cấp thiết phải cải cách đất nước bằng không thì “những thảm họa như CMVH có thể sẽ xảy ra”.
Những uẩn khúc trong đời
Bạc Hy Lai hô hào chống tham nhũng, hô hào phục hồi tinh thần Mao Trạch Đông và xây dựng xã hội công bằng. Thế nhưng những cư dân mạng Trung Quốc lấy làm bất mãn vì một lãnh tụ “thanh bạch” như ông ta lại có thể cho con trai du học tại Oxford và sau đó tại Harvard. Không chỉ du học tại hai trường đại học tư đắt đỏ nhất thế giới, cậu còn lái chiếc Ferrari trị giá mấy trăm ngàn đô.
Nếu quả có chuyện Vương Lập Quân ôm hồ sơ tham nhũng khi chạy trốn, chắc hẵn hồ sơ này có thể phanh phui ra các nguồn thu nhập mà Bạc Hy Lai dùng để trả cho các chi phí ăn học và ăn chơi của con trai mình.
Nhưng vấn đề còn là chuyện ý thức hệ, chuyện lập truờng giai cấp. Trong khi con mình ăn chơi phè phỡn như thế đó thì ông bố ra lệnh cho những học sinh và các viên chức dưới quyền mình phải đi “lao động xã hội chủ nghĩa” hay “tự cải tạo mình” ở nông thôn. Đâu làÕ “công bằng”?
Và nếu “thái tử” Bạc Qua Qua hiện tại là vậy, “thái tử Bạc Hy Lai” thời trước như thế nào?
Trong tài liệu do WikiLeaks đã đưa lên mạng năm 2010 có bức điện liên quan đến Bạc Hy Lai, do Toà Đại sứ Mỹ chuyển về Bộ Ngoại giao. Nội dung cho biết Mỹ đã thu được tài liệu cho thấy trong thời CMVH, để thoát thân như là thành phần “tiến bộ” và “giác ngộ”, Bạc Hy Lai đã tố cáo cha mình. Bức điện ghi nhận xét: “Người Trung Quốc đặt mối quan hệ gia đình trên hết, vì thế mà nhiều người nhìn Bạc Hy Lai như một kẻ phản bội hèn hạ”.
Bạc Hy Lai chào đời khi bố mình làbộ trưởng nên đã hưởng mọi đặc ân, học trong trường học dành riêng cho “thái tử đảng” là Trường cấp hai số 4 tại Bắc Kinh. Chính tại đây, Bạc Hy Lai đã cùng bạn học “thái tử đảng” đề xướng những cuộc đấu tố đầu tiên của CMVH để rồi sau đó bị cảnh gậy ông đập lưng ông.
Tháng 6.1966, những tháng đầu tiên của CMVH, một bạn học của Bạc Hy Lai đặt ra bài vè như là một thứ “đảng ca” của giới “thái tử đảng”: “Cha anh hùng, con cũng anh hùng. Cha phản động, con là đồ khốn khiếp”. Trong bài ca này, những Hồng vệ binh như Bạc Hy Lai đã biến phòng ăn của nhà trường thành nhàtù để nhốt các thầy giáo có thành phần xuất thân gọi là “kẻ thù giai cấp”. Tại đây, họ đã trích máu của các nạn nhân để vẽ lên tường khẩu hiệu “Độc tài đỏ muôn năm”!
Tuy nhiên thâm ý của Mao là thanh trừng đồng chí thân thiết mà ông sợ là “nuôi ong tay áo”. Bởi thế chỉ vài tháng sau thì cha mẹ của các “thái tử” hung hăng này bị biến thành “kẻ thù giai cấp” và để làm việc này, Mao đã sử dụng các Hồng vệ binh có thành phần xuất thân kém “cách mạng” hơn. Bạc Nhất Ba bị bắt, bị tra tấn rồi đưa về miền quê cải tạo. Còn Bạc Hy Lai bị lớp Hồng vệ binh bắt rồi giam tù trong suốt 6 năm.
Năm 1976 Bạc Nhất Ba được phục chức nhưng gia đình này chịu một vết thương không bao giờ chữa khỏi. Mẹ của Bạc Hy Lai cũng bị bắt và đã bị giết chết trong CMVH, không thể nào tìm ra thi hài!
Nếu ở trên Bạc Hy Lai bị phanh phui là tố giác cha mình thì ở đây ông ta mắc tội “phát động” một phong trào để rồi gây ra cái chết của chính mẹ mình. Đến bây giờ, sau khi gia đình tan nát vì Mao, vì CMVH, nhưng Bạc Hy Lai lại cổ xúy phục hưng tinh thần Mao, phục hưng CMVH.
Bạc Hy Lai hoàn toàn trái ngược với đối thủ của mình làÕ Ôn Gia Bảo.
Ôn Gia Bảo
Ôn Gia Bảo lớn hơn Bạc Hy Lai 7 tuổi nhưng xuất thân kém “?qúy tộc” hơn vì cha chỉ là một giáo viên quèn. Tuy nhiên ông giáo viên này cũng bị thanh trừng trong CMVH, bị tước quyền dạy học và bị bắt đi chăn lợn.
Thời trẻ Ôn Gia Bảo theo học ngành địa chất. Sau nhiều chức vụ chuyên môn kiêm đảng ủy trong các cơ quan địa chất khác nhau, năm 1983 được cử làm Thứ trưởng Bộ Địa chất - Khoáng sản. Từ đây, năng lực của Ôn Gia Bảo được nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang chú ý nên năm 1985 được cất nhắc làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng trung ương Đảng. (VPTƯĐ).
Hồ Diệu Bang tỏ ra là người khá cởi mở, đã khôi phục danh dự cho những người từng bị vu cáo trong thời CMVH. Ông cởi mở và khoan dung hơn với giới trí thức. Ông cũng nới rộng quyền tự trị của người Tây Tạng và ra lệnh rút hàng nghìn cán bộ người Hán khỏi nơi này.
Tuy nhiên những cải tổ này làm phe bảo thủ khó chịu mà nhân vật hàng đầu là Bạc Nhất Ba. Họ Bạc đã lôi kéo nhiều người, lôi kéo phó thủ tướng Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), cha của Tập Cận Bình hiện tại. Tập Trọng Huân từ chối nên bị ghi tên vào sổ đen và, sau đó, khi lên tiếng chỉ trích vụ đàn áp Thiên An Môn, Tập Trọng Huân đã bị cho về hưu non và tên tuổi chìm vào bóng tối.
Hồ Diệu Bang bị buộc tội vi phạm những “nguyên tắc chính trị quan trọng", để xảy ra hàng loạt vụ biểu tình của sinh viên vào cuối năm 1986. Ông bị buộc tội "có những sai lầm trong các mối quan hệ Trung-Nhật".
Ngày 16.1.1987 Hồ Diệu Bang bị buộc phải từ chức và ghế tổng bí thư về tay Triệu Tử Dương. Bất kể sự xáo trộn này, Ôn Gia Bảo vẫn không hề hấn gì và trong đại hội đảng đầu năm 1987, ông ta trở thành Chủ nhiệm VPTƯĐ.
Tháng 4.1989 Hồ Diệu Bang qua đời và đám tang của ông đã khơi mào nên vụ biểu tình Thiên An Môn. Giữa cao trào của cuộc biểu tình, nguyên tổng bí thư Triệu Tử Dương đã cùng Ôn Gia Bảo đích thân đến đây gặp gỡ và xin lỗi sinh viên vì đã đến “quá trễ”�. Hành động này bị xem là mềm yếu và tháng 5.1989 họ Triệu bị thanh trừng, bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Lớn giọng nhất trong nhóm kết án Triệu Tử Dương lại là Bạc Nhất Ba. Lúc này họ Bạc đòi hỏi phải thanh trừng cả Ôn Gia Bảo tuy nhiên bất thành. Ôn Gia Bảo đã “thành khẩn kiểm điểm” và quay ngoắt 180 độ để ủng hộ phe cứng rắn, do đó nhận được sự bao che của các lãnh tụ lão thành khác.
Bạc Nhất Ba là kẻ thù của hai ông thầy đỡ đầu của Ôn Gia Bảo. Không chỉ là đỡ đầu cho Ôn Gia Bảo, Hồ Diệu Bang còn là người đỡ đầu cho những lãnh tụ khác, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Cha của Tập Cận Bình là người từng ủng hộ Hồ Diệu Bang và từ chối sự lôi kéo của Bạc Nhất Ba.
Bởi lẽ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (phó thủ tướng) đều đến nhà bà vợ goá của Hồ Diệu Bang để thăm hỏi chúc tết.
Bạc Nhất Ba còn là kẻ thù của chính Ôn Gia Bảo. Đã vậy, truyền nhân của Ba là Bạc Hy Lai lại chăm chăm phá vỡ những di sản của cuộc cải tổ mà Hồ Diệu Bang đã đặt nền móng, Triệu Tử Dương đã phát triển và được chính họ Ôn tiếp nối trong các năm qua.
Mặt khác, Bạc Hy Lai còn tạo uy tín cá nhân, đánh bóng hào quang của mình quá mức, đến độ khiến cả báo chí nước ngoài chú ý. Do đó Bạc Hy Lai phải bị diệt.
Cải tổ và bảo thủ: hai thứ quyền lợi
Phe bảo thủ xem Bạc Hy Lai và mô hình Trùng Khánh sẽ giữ Trung Quốc trong quỹ đạo XHCN và điều này là m phe cởi mở kinh tế lo sợ. Họ sợ rằng Bạc Hy Lai sẽ là một Mao Trạch Đông mới, một nhà độc tài có thể đe dọa họ vàÕ các quyền lợi kinh doanh của thân nhân gia đình họ.
Chỉ một ngày trước khi cách chức Bạc Hy Lai, Ôn Gia Bảo đã phát biểu trước quốc hội: “Chúng ta phải đẩy mạnh các cải cách về kinh tế vàÕ cấu trúc, trước hết là cuộc cải cách của hệ thống lãnh đạo Đảng và nhà nước, bằng không thì Trung Quốc không thể giải quyết các vấn đề của nó một cách cơ bản vàmột thảm kịch như CMVH có thể xảy ra”.
Tuy nhiên loại bỏ “người hùng Tân Tả” này không phải chuyện dễ vì Bạc Hy Lai có đồng minh hùng mạnh ở trung ương, trong đó có ủy viên thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, phụ trách Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị.
Do đó việc Vương Lập Quân bỏ trốn đã biến thành một cơ hội vô giá cho họ ra tay.
Những hình ảnh được dư luận Trung Quốc đánh giá là phản cảm, biểu hiện cho lối sống "ăn chơi, sa đọa" của cậu hai Bạc gia |
Phạm Đức Đồng Hùng
Ôn Gia Bảo (Phải) & Thủ Tướng Thái (Trái) 17/4/12 Reuters
0 nhận xét:
Đăng nhận xét